Tiểu phẫu

Tiểu phẫu

Nhổ răng khôn

Ở người trưởng thành, răng vĩnh viễn mọc đủ 32 chiếc, trong đó răng số 8 (còn gọi là răng khôn) gồm có 4 chiếc ở 4 góc trong cùng hàm trên và dưới. Răng khôn thường mọc ở thời kỳ cuối của lứa tuổi học đường, nhưng cũng có nhiều trường hợp mọc ở lứa tuổi thanh niên.

Quá trình mọc hai răng khôn hàm trên thường diễn ra bình thường. Riêng hai răng khôn hàm dưới, do xương hàm dưới không đủ chỗ nên quá trình mọc rất phức tạp và răng khôn hàm dưới hay mọc lệch. Sự mọc lên lệch lạc của răng khôn thường gây ra nhiều biến chứng khó chịu.

 

Những biến chứng khi mọc răng khôn

Bệnh nha chu
Trong trường hợp răng khôn hàm dưới mọc lệch, nó làm giảm lượng xương phía xa răng cối lớn thứ hai kế cận. Đồng thời, vì khó giữ vệ sinh ở mặt xa của răng cối lớn thứ hai, vi khuẩn gây viêm nướu có thể xâm nhập nhiều vào mặt chân răng, do đó sẽ sớm dẫn đến viêm nha chu trầm trọng, thậm chí có thể gây mất răng.

Sâu răng
Tại vị trí răng khôn mọc lệch tựa vào răng kế bên thường xảy ra tình trạng nhồi nhét thức ăn và rất khó làm sạch. Từ đó, vi khuẩn gây sâu răng có thể xâm nhập vào mặt răng kế cận, vì thế dễ gây sâu răng kế bên cũng như chính nó.

Viêm quanh thân răng (viêm lợi trùm)
Viêm quanh thân răng là một nhiễm trùng của mô mềm xung quanh thân răng khôn. Lợi trùm lên mặt nhai của răng khôn đang mọc là vị trí hay bị nhồi nhét thức ăn, tạo thành nơi ở lý tưởng cho vi khuẩn. Viêm quanh thân răng có thể thứ phát do chấn thương từ răng khôn hàm trên, khi đó mô mềm bao phủ mặt nhai răng khôn hàm dưới có thể bị chấn thương và sưng.

Viêm lợi trùm gây ra rất nhiều khó chịu cho bệnh nhân do đau, sưng tại chỗ, đôi khi có thể sốt. Nếu tình trạng nặng hơn, bệnh nhân còn có thể bị cứng khít hàm, thậm chí có thể dẫn đến nhiễm trùng nghiêm trọng vùng mặt.

Tiêu chân răng
Đôi khi, răng khôn mọc lệch hoặc ngầm gây ra áp lực lên chân răng kế cận đủ để gây ra tiêu chân răng.

 

U và nang
Khi răng khôn mọc ngầm trong xương hàm, bao mầm răng của nó có thể thoái hóa thành nang. Nang có thể đạt kích thước rất lớn.

Tương tự như cách hình thành nang, u răng có thể phát sinh từ biểu mô trong bao răng.

U và nang hình thành sẽ gây yếu xương hàm, từ đó xương hàm có nguy cơ dễ gãy khi gặp phải chấn thương.

Gãy xương hàm
Răng khôn ngầm trong xương hàm dưới chiếm mất phần xương hàm bình thườn do xương lấp đầy. Do đó, xương hàm dưới có thể yếu đi và dễ bị tổn thương.

Răng chen chúc
Nhiều nghiên cứu nhận thấy sự mọc răng khôn có làm ảnh hưởng đến sự sắp xếp của các răng khác trên cung hàm. Nhất là đối với bệnh nhân vừa được điều trị chỉnh nha, sự mọc của răng khôn có thể làm hỏng kết quả điều trị trước đó. Viện Sức khỏe Quốc gia Hoa Kỳ khuyến cáo nên nhổ răng khôn chưa mọc trước khi tiến hành điều trị chỉnh nha.

Tóm lại, răng khôn sẽ được chỉ định nhổ khi bác sĩ nhận thấy chúng có nguy cơ gây ra những biến chứng nêu trên. Trong trường hợp răng khôn đã mọc lên thẳng trên cung hàm và không gây biến chứng gì thì chúng có thể được giữ lại.

Dịch vụ khác

Button phone call