Nha chu

Nha chu

Nạo túi nha chu

Nạo túi nha chu là gì?

Bệnh viêm nha chu nếu lâu ngày không được điều trị sẽ dẫn tới hình thành túi nha chu. Túi nha chu là một túi rỗng xuất hiện giữa răng và khe nướu. Cùng với thời gian, mảng bám tích tụ ngày càng dày ở khe nướu khiến túi nha chu ngày một to hơn. Hậu quả là nướu dần tuột ra khỏi chân răng, đồng thời cấu trúc răng xung quanh bị tổn thương sâu sắc. Trong hoàn cảnh đó, phẫu thuật nạo túi nha chu là cần thiết để ngăn chặn những hệ quả trên xảy ra.

 

Nạo túi nha chu (còn gọi là cạo nha chu/ cắt túi lợi) là một quy trình tiểu phẫu; trong đó, nha sĩ sẽ sử dụng cây nạo túi để làm sạch vùng giữa nướu và chân răng. Bằng cách này, bạn sẽ được làm sạch khỏi những ổ mủ dẫn tới viêm nhiễm răng miệng.

Khi nào cần nạo túi nha chu?

Phẫu thuật nạo túi nha chu được chỉ định cho các trường hợp viêm nha chu mãn, xuất hiện dịch mụ ở nướu răng. Trước tiên, nha sĩ sẽ tiến hành lấy nha chu và loại bỏ mảng bám trên răng. Sau đó, bệnh nhân sẽ được nạo sạch vùng túi giữa răng và nướu để loại bỏ hoàn toàn túi nha chu.

Quy trình nạo túi nha chu

Thời gian điều trị kéo dài từ 10-30 phút tùy vào mức độ viêm nha chu. Nếu túi nha chu nhỏ, bạn sẽ chỉ cần phải nạo một lần. Trong trường hợp túi nha chu phát triển lớn, quy trình nạo sẽ phải chia thành nhiều lần. Đối với những ai túi nha chu lớn hơn 5mm, tiêu xương răng nghiêm trọng, viêm túi dưới xương, bạn sẽ cần phải điều trị bởi một bác sĩ chuyên về nha chu.

  • Đầu tiên, nha sĩ sẽ tiến hành gây tê cục bộ để giảm bớt khó chịu cho bệnh nhân trước khi tiến hành nạo vét.
  • Tiếp theo, nha sĩ sẽ đo túi nha chu và phẫu thuật để làm giảm độ sâu của túi – tránh thức ăn kẹt vào giữa nướu và chân răng.
  • Ở bước làm sạch, nha sĩ sẽ bóc tách nướu khỏi xương, loại bỏ mô bị tổn thương trước khi khâu vết thương. Nếu bờ xương ổ quá gồ ghề, nha sĩ sẽ chỉnh sửa lại nhằm ngăn vi khuẩn tích tụ trên mô xương lành mạnh.

Sau khi hoàn tất, nha sĩ sẽ hướng dẫn bạn cách cầm máu và sử dụng gel kháng viêm để đẩy nhanh quá trình lành thương. Nếu sau khi điều trị một thời gian mà tình trạng viêm nha chu không suy giảm, bạn sẽ cần gặp bác sĩ chuyên khoa nha chu để khám và chữa trị kịp thời.

Lưu ý sau khi điều trị nha chu

Một khi thuốc tê hết tác dụng, bạn sẽ cảm thấy hơi đau nhức ở vùng nướu vừa điều trị. Để giảm bớt khó chịu, bạn nên uống thuốc theo chỉ định của nha sĩ. Các loại thuốc giảm đau không kê toa như Ibuprofen cũng có thể được sử dụng nếu cần.

Sau khi nạo vét nha chu, răng của bạn sẽ trở nên khá nhạy cảm. Trong vòng vài ngày đầu tiên, cần tránh đánh răng và dùng chỉ nha khao. Thay vào đó, bạn có thể súc miệng bằng nước muối sinh lý, hoặc đánh răng thật nhẹ. Tùy từng trường hợp, nha sĩ có thể yêu cầu sử dụng nước súc miệng diệt khuẩn để đẩy nhanh quá trình lành thương.

Dịch vụ khác

Button phone call